CHĂM SÓC KHÁCH HÀNG
PHÒNG KINH DOANH
PHÒNG KỸ THUẬT

CHĂM SÓC KHÁCH HÀNG
PHÒNG KINH DOANH
PHÒNG KỸ THUẬT
Trang mạng Udn (Đài Loan) cho biết báo cáo của BCG tổng hợp số liệu tài sản của khu vực tư nhân - bao gồm tiền mặt, tiền gửi tiết kiệm và tài sản dưới hình thức cổ phiếu và trái phiếu, nhưng không tính bất động sản.
Theo BCG, "quyền lực kinh tế" trên toàn cầu có phần dịch chuyển sang khu vực châu Á-Thái Bình Dương (không tính Nhật Bản). Đây là khu vực duy nhất trên thế giới có nhịp độ tăng trưởng tài sản ở mức hai con số, cụ thể tăng 13% lên 37.000 tỉ đô la Mỹ trong năm 2015, giúp giá trị tài sản của khu vực tư nhân trên toàn cầu tăng lên 168.000 tỉ đô la Mỹ trong năm 2015.
Số triệu phú gia tăng nhanh chóng tại các nền kinh tế tăng trưởng nhanh như Trung Quốc và Ấn Độ.
Trung Quốc, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, là một trong những nước có số triệu phú tăng mạnh nhất trong số các nước nằm trong báo cáo của BCG, với mức tăng 27% lên 2,07 triệu người trong năm 2015.
Trong khi đó, số triệu phú tại Ấn Độ trong quí 4-2015 tăng 25%, lên 71.876 người.
Năm 2015, tài sản của khu vực tư nhân ở Tây Âu chỉ tăng 4,3% lên 40.800 tỉ đô la Mỹ, do những bất ổn liên quan đến tương lai của Liên minh châu Âu (EU) và sự đi xuống của giá hàng hóa gây sức ép lên các thị trường cổ phiếu và trái phiếu. BCG lưu ý trong trường hợp Anh bỏ phiếu rời EU, mức tăng tài sản của khu vực tư nhân ở Tây Âu sẽ càng chậm lại.
* Trước đó vào ngày 7-6, Ngân hàng Thế giới (WB) công bố báo cáo "Triển vọng kinh tế toàn cầu" mới, hạ dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2016 của thế giới từ mức 2,9% xuống còn 2,4%, trong bối cảnh sự phục hồi chậm tại các nền kinh tế hàng đầu khi giá cả hàng hóa thấp, thương mại và đầu tư thế giới đều đình trệ.
Báo cáo của WB cho biết trong các nền kinh tế lớn, tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế lớn nhất thế giới là Mỹ chỉ đạt 1,9% trong năm 2016 - giảm 0,8% so với dự báo trước đó. Trong khi đó, tăng trưởng kinh tế năm 2016 của khu vực đồng euro (eurozone) chỉ đạt 1,6%. Nhật Bản, với các áp lực về giảm phát, thậm chí chỉ tăng trưởng 0,5% trong năm 2016.
Theo WB, tại cả 3 nền kinh tế lớn nói trên, đầu tư èo uột do những hoài nghi về tính hiệu quả của các chính sách, đặc biệt khi các ngân hàng trung ương giữ lãi suất ở mức thấp.
Với các nền kinh tế mới nổi, Trung Quốc vẫn là động lực chính của tăng trưởng với tốc độ tăng khoảng 6,7% trong năm 2016. Ấn Độ cũng là một trong những nền kinh tế có mức tăng trưởng tốt trong năm 2016, với mức tăng 7,6%, do có lợi thế nhập khẩu các hàng hóa giá thấp.
Phúc Minh